Những Vật Liệu Sử Dụng Trong Chế Tác Đồng Hồ

0
1612

Ngày nay, các hãng đồng hồ có thể thoải mái lựa chọn nhiều loại vật liệu khác nhau để chế tạo đồng hồ, bao gồm cả những vật liệu truyền thống cũng như những loại mà bạn chưa bao giờ nghe thấy trước đó. Mỗi vật liệu đều được các chuyên gia đồng hồ đánh giá cao bởi những đặc tính riêng của chúng.

Chuẩn bị cho tương lai, các nhà sản xuất đồng hồ dành nhiều thời gian hơn trong các phòng thí nghiệm, phân tích và tìm tòi những loại vật liệu mới thậm chí liên quan đến cả một số ngành như xe hơi, dược phẩm và hàng không vũ trụ.

Như là một kết quả tất yếu đã ra đời nhiều mẫu đồng hồ với thân bằng chất liệu gốm công nghệ cao (hi-tech ceramic) có độ bóng rất cao, bộ máy bằng silicon hoặc từ các vật liệu được sử dụng ở những vùng chịu nhiệt bảo vệ tàu con thoi của Mỹ khi nó trở về vùng khí quyển của Trái Đất. Trước khi đến với những vật liệu lạ, chúng ta hãy cùng điểm qua những chất liệu nào đã được sử dụng một cách truyền thống trong ngành công nghiệp đồng hồ.

Thép:  Đồng hồ bằng thép phổ biến hơn cả, chúng phản ánh xu hướng thời trang đương thời đối với những vật dụng được sản xuất bằng kim loại trắng. Loại thép này thường có chứa một lượng nhất định crom, đảm bảo độ bóng của bề mặt và chống ăn mòn, gỉ sét.

Corum Admiral’s Cup nổi bật trong chất liệu vàng hồng Rose Gold 18K

 

Vàng: Những chiếc đồng hồ cao cấp hơn thường được sản xuất bằng vàng ở nhiều cấp độ và sắc thái khác nhau. Phổ biến nhất là loại vàng tự nhiên màu vàng (yellow gold) 18K tuy nhiên nó thường kết hợp với một số kim loại nền khác như đồng và niken để tạo ra vàng trắng (white gold) hoặc vàng hồng (rose gold) đôi khi gọi là vàng đỏ (red gold).
Độ tinh khiết của vàng ngụ ý nói đến hàm lượng vàng nguyên chất và hàm lượng kim loại pha trong hợp kim được ký hiệu bằng Karats (K). Vàng 18K (75% vàng tinh khiết) thường được sử dụng để làm thân đồng hồ, tất nhiên đó là thân bằng vàng khối đặc. Mạ vàng cho vỏ đồng hồ là cách phủ một lớp vàng mỏng đến 10micron (1 micron tương đương 1/1000mm) nhờ phương pháp mạ điện. Một chiếc đồng hồ mạ vàng có giá trị không quá lớn.

 

Chiếc Audemars Piguet Royal Oak Offshore Surivor với thân bằng titanium nhuộm đen 

 

Titanium: Đây là loại vật liệu có màu trắng được đánh giá rất cao vì độ bền siêu việt của nó. Những chiếc đồng hồ titanium thường không có tính thời trang nhiều lắm vì người ta dễ lầm tưởng chúng với các loại kim loại màu trắng khác. Titanium là vật liệu cứng hay có mặt trên những chiếc đồng hồ thể thao. Nó cứng hơn thép đến 30% và có hai ưu điểm vượt trội: rất nhẹ và chống ăn mòn rất tốt. Tuy nhiên sự thật rằng loại vật liệu này cũng tương đối dễ bị trầy xước và đó là lý do vì sao mà các nhà sản xuất đồng hồ lại phủ lên titanium một lớp bảo vệ đặc biệt nhằm giảm bớt tổn hại cho bề mặt của vỏ đồng hồ.

Nhôm: Nhôm trước đây không được sử dụng trong ngành dong ho mãi đến những năm gần đây. Ngày nay nhôm trở thành vật liệu được dùng rất rộng rãi bởi vì nó có độ bền cao và chống ăn mòn.

 

Platinum được sử dụng làm thân của Hautlence HL 
Bạch kim ( platinum ): Bạch kim là nguyên tố kim loại mang ký hiệu là Pt trong bảng tuần hoàn chứ không phải là vàng trắng (white gold) như người ta vẫn nghĩ. Vật liệu quý giá này được sử dụng để sản xuất những chiếc đồng hồ cực kỳ chính xác và đắt tiền. Bạch kim đắt hơn vàng nhiều lần và nó tương đối khó để gia công nhưng người ta lại chú ý đến độ bền xuất sắc. Những chiếc đồng hồ bạch kim thực sự là loại đồng hồ đỉnh cao. Bản thân bạch kim có độ quý hiếm cao hơn vàng đến 30 lần. Một đặc tính khác của bạch kim là không gây dị ứng da tay do đó đồng hồ bạch kim thích hợp với những người có làn da nhạy cảm.

Sợi carbon ( carbon fibr e): loại vật liệu nhẹ và cứng này được sử dụng trong ngành đồng hồ để làm mặt số và thân. Chính xác, trong sợi carbon còn có thêm một số polymer để tăng cường độ khỏe. Sợi carbon có màu đen hoặc xám than chì. Một số chất liệu khác như plastic, cao su cũng đã xuất hiện trên đồng hồ bởi vì trọng lượng nhẹ, chịu ăn mòn.

Tất cả những vật liệu được đề cập ở trên hiện nay được hầu hết các hãng dong ho lớn sử dụng rất rộng rãi. Tuy nhiên một số nhãn hiệu thích thể hiện những sản phẩm của họ bằng những vật liệu lạ mà có lẽ lần đầu tiên chúng ta nghe thấy như palladium, Zenithium hoặc những hợp kim hiện vẫn nằm trong bức màn bí mật.

Hublot có thể nói là người dẫn đầu trong công cuộc tìm kiếm chất liệu mới cho đồng hồ. Nhãn hiệu được thành lập năm 1980 bởi Carlo Crocco đã ghi danh tên tuổi của mình trong ngành công nghiệp này với tư cách là người đầu tiên sản xuất một chiếc đồng hồ vàng sang trọng lắp dây cao su thiên nhiên.

 

Hublot Big Bang với cấu trúc lớp và dây cao su

Ban đầu, chiếc đồng hồ vàng với dây cao su của Hublot đã tạo ra một thái độ hoài nghi trong ngàng công nghiệp đồng hồ Thụy Sĩ – cao su trước đó vốn chỉ được biết là vật liệu làm lốp xe, dép và núm vú của bình sữa cho trẻ em. Tuy nhiên nhiều dòng dõi quý tộc châu Âu trong đó có Vua Juan Carlos của Tây Ban Nha lại rất thích chiếc đồng hồ dây cao su này nhất là mùi hương thơm thanh nhã của hoa quả lan tỏa ra từ sợi dây. Dây cao cu cũng cho thấy những ưu điểm vượt trội như chịu an mòn, nhẹ, dẻo và bền. Xu hướng sản xuất đồng hồ dây cao su thiên nhiên ngày càng thông dụng cho đến ngày nay bên cạnh dây kim loại, dây vải và dây da.

Hublot tiếp tục khuấy động ngành công nghiệp này một lần nữa vào năm 2005 khi đưa ra chiếc đồng hồ huyền thoại Big Bang, một chiếc đồng hồ thể thao cơ khí kết hợp chất liệu vàng với ceramic, Kevlar, tatanlum, tungsten, carbon và cao su.

Ông Jean-Claude Biver, quan chức cao cấp của Hublot, đã nêu lên triết lý phía sau Big Bang là “Fusion” tức là sự nấu chảy như để nói lên sự hợp nhất giữa nghệ thuật chế tác đồng hồ truyền thống và công nghệ hiện đại của thế kỷ 21. Giữ lại giá trị truyền thống, Hublot đang hướng đến tương lai, sự tiến bộ và phát triển cũng như giữ cho nghệ thuật tồn tại.

                                                                                                                                                                                                                                                                                          Sưu tầm