Người tiêu dùng thường hiểu đơn giản nhất cụm từ “made in japan” theo nghĩa đen là “sản xuất tại Nhật”, có nghĩa là toàn bộ các chi tiết linh kiện sẽ được sản xuất tại Nhật và được các công nhân kỹ thuật của Nhật lắp ráp, rồi kiểm định, xuất xưởng, xuất khẩu đi các nước khác nhưng liệu sự thật có đúng như vậy không. Hôm nay tôi xin gửi đến các câu chuyện của một anh chàng trên diễn đàn đồng hồ thewatchforum đi mua đồng hồ Nhật, và anh ấy đã phát hịên ra những sự thật đáng buồn đối với anh ấy. Câu chuyện có từ cách đây 6 năm rồi, đại để nó là thế này : một hôm đẹp trời anh chàng nọ đi vào siêu thị mua một cái đồng hồ Nhật Bản, hiệu J.spring, đồng hồ này thuộc công ty Seiko ( Seiko instruments inc). Trên mặt đồng hồ ghi rõ chữ ” Made in japan”. Nhưng khi nói chuyên với đội ngũ nhân viên bán hàng họ đã nói với anh một sự thật gây sốc : chiếc đồng hồ của anh thưc tế được sản xuất tại Trung Quốc ! Tất cả các bộ phận có xuất xứ Nhật Bản, nhưng khâu sản xuất là ở Trung Quốc, họ còn nói với anh rằng : những chiếc đồng hồ Seiko 5 mà họ có đều có ghi Made In Japan, nhưng hầu hết chúng cũng được sản xuất tại anh hàng xóm ! Chỉ có những sản phẩm là Grand Seiko và Bright Seiko là sản xuất bởi các bộ phận Nhật Bản và một thợ duy nhất tại bàn làm việc. Đây là một sự thất vọng đối với anh chàng. Nhưng câu chuyện chưa kết thúc ở đó.
Anh bạn của chúng ta đã mail cho công ty J.spring và Seiko , họ đã gửi trả lời mail cho anh như sau : ” không chiếc nào trong số các đồng hồ nhãn hiệu J.spring là hoàn toàn xuất xứ Nhật Bản, đồng hồ J.spring là một hỗn hợp các chi tiết của Trung Quốc và Nhật Bản, và nó được thực hiện tại Trung Quốc”. Anh chàng của chúng ta nghĩ rằng sẽ chẳng muốn chi đồng nào cho những chiếc đồng hồ như thế, một điều an ủi duy nhất với anh, đó là họ đã thành thật, họ không lừa dối khi anh hỏi.
Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, anh bạn chúng ta tiếp tục gửi vài mail đến cho Orient, một công ty con khác của Seiko, và thông tin anh nhận được được mô tả là ” nó lại khiến tôi ngạc nhiên một lần nữa ” khi nó đụng chạm đến cả một phiên bản cao cấp của Orient là Royal Orient : tôi nhận được thông tin từ Orient mà theo JCWA( hiệp hội đồng hồ Nhật Bản) , nếu đồng hồ có chứa một phần trăm nhất định của các bộ phận của Nhật Bản thì sẽ được hợp pháp hoá việc dán nhãn ” made in japan”. Nó là tiếng nói hợp pháp, nhưng tôi cảm thấy nó là không đúng…( nói thêm về hiệp hội JCWA nó được thành lập vào tháng 4 năm 1948, là một tổ chức tự nguyện về việc phát triển đồng hồ nội địa Nhật Bản. Đến tháng 11 năm 1982, được sự chấp thuận của bộ thương mại và công nghiệp (MITI), nó được xem như một tổ chức phi lợi nhuận, trong thời gian hoạt động, tổ chức này luôn nỗ lực giải quyết các vấn đề về đồng hồ và thúc đẩy mạnh hơn nữa ngành chế tạo đồng hồ toàn cầu. ) . Anh đã tìm hiểu được với Orient thì rất nhiều trong số chúng được sản xuất ở Trung Quốc, bao gồm tất cả các thương hiệu, thậm chí cả Orient Star và Royal Orient. Anh chàng muốn tìm hiểu sâu hơn nữa về đầu vào đầu ra của sản phẩm ( địa điểm) , Seiko chỉ thông báo cho anh biết về những nguyên tắc về tỉ lệ phần trăm, nhưng họ không cho anh biết thêm gì nữa, anh nói ” tất cả đều rất bí mật”, câu nói ấy trùng hợp với một câu của thành viên trên watchuseek khi bàn về Seiko ” họ là một công ty lớn có quá nhiều bí mật ở khắp nơi trên thế giới”. Anh suy ngẫm, có lẽ luật pháp của Nhật Bản dễ dàng và khoan dung hơn Thuỵ Sĩ và môt số nước khác….anh cũng gửi mail đến cho tập đoàn đồng hồ lớn thứ 2 nhật bản là Citizen, họ trả lời với anh rằng họ có 2 dòng sản phẩm thực hiện hoàn toàn tại Nhật Bản với phương thức tương tự như Grand Seiko, nhưng họ cũng không cho biết gì thêm…
Sau một thời gian chờ đợi, cuối cùng thì lá thư của hiệp hội phát triển đồng hồ Nhật Bản JCWA cũng đến tay anh, để trả lời về câu hỏi của anh ” tôi yêu cầu họ cho biết về các tiêu chuẩn đầu vào và đầu ra để có thể dán mác “made in japan” lên đồng hồ, kèm theo những tỉ lệ phần trăm của các bộ phận đồng hồ bắt buộc có xuất xứ Nhật Bản “. Và câu trả lời như sau :
” luật pháp Nhật Bản xác định, nước xuất xứ là nước mà nơi đó có thể chỉnh sửa những nội dung đã được thực hiện. Đối với đồng hồ việc chỉnh sửa nội dung được quy định như là việc lắp ráp các movement. Tỉ lệ vật liệu địa phương không được đưa vào, điều này có nghĩa là các nước xuất xứ là nước lắp ráp movement đó. Vì vậy một chiếc đồng hồ với MỘT MOVEMENT LẮP RÁP TẠI NHẬT BẢN CÓ THỂ ĐƯỢC DÁN NHÃN ” made in japan” THEO QUAN ĐIỂM CỦA PHÁP LUẬT. Tuy nhiên để tránh gây hiểu lầm từ người tiêu dùng, các thành viên của JCWA sử dụng cụm từ ” made in japan ” chỉ khi có movement Nhật Bản và đồng hồ được hoàn thiện hoàn chỉnh tại Nhật. ”
Vậy là anh chàng của chúng ta lại nhân được thêm một câu trả lời nữa, có vẻ như anh đã nhận thấy sực phức tạp lằng nhằng trong luật pháp và những kẻ lách luật. Anh nghĩ, câu hỏi mình đặt ra và tỉ lệ phần trăm chi tiết xuất xứ từ đâu chẳng còn quan trọng, giờ đây, một chiếc đồng hồ 100 phần trăm chi tiết đến từ Trung Hoa vẫn có thể dán mác ” made in japan”. Và giờ đây anh lại đặt ra cho mình một mục tiêu, mà đôi khi nghe đến ta thấy hài hước nhưng có nhiều điều ta cùng suy ngẫm ” tôi vẫn còn trên con đường tìm kiếm một chiếc đồng hồ hoàn toàn từ nhật bản. Và có lẽ tới đây tôi sẽ tìm hiểu về phần chi tiết của Grand Seiko được thực hiện ở Trung Quốc! ”
Trên đây là toàn bộ câu chuyện, dù còn nhiều điều cần xác thực, nhưng nó chứa đựng rất nhiều thông tin về mối quan hệ lằng nhằng của luật pháp với doanh nghiệp, cũng như mối quan hệ làm ăn xuyên quốc gia giữa những tập đoàn đồng hồ hàng đầu thế giới. có lẽ sẽ là một bài mang tính tham khảo bổ ích từ một dân chơi truy cầu sự thật. Chúc anh chị em một ngày cuối tuần vui vẻ ! Biên dịch : Lê Hoàng Thạch