Lịch sử đồng hồ Universal Geneve

0
8854

Universal Geneve là một công ty đồng hồ hạng sang của Thụy Sĩ, được thành lập vào năm 1894 dưới tên Universal Watch. Kể từ khi bắt đầu, công ty đã làm được đồng hồ với bộ máy tự thiết kế và sản xuất (còn gọi là in-house movements ), và trong suốt thế kỷ 20, hãng đã sản xuất và phân phối đi nhiều mẫu đồng hồ đáng chú ý và quan trọng. Cùng với các công ty láng giềng ở Geneva như  Audemars Piguet, Girard-Perregaux, Patek Philippe và Rolex thì Universal được quốc tế đánh giá và ghi nhận là một trong những thương hiệu đã tự sản xuất được hầu hết các bộ phận cần thiết để tạo nên một sản phẩm đồng hồ hoàn chỉnh với các thợ chế tác tay nghề cao. Ngoài ra, thương hiệu này cũng đưa ra tuyên bố lịch sử cho việc chế tác thành công đồng hồ đeo tay chronograph vào năm 1917, là thương hiệu thứ 3 chế tác được đồng hồ đeo tay chronograph sau Longiness năm 1913 với đồng hồ có 1 nút bấm chronograph và Breitling năm 1915. Đến năm 1932, Universal đã ra mắt chiếc đồng hồ đeo tay chronograph với hai nút bấm (hai nút tại vị trí 2h và 4h) đầu tiên trên thế giới và đây vẫn là mẫu thiết kế dành cho tất cả đồng hồ chronograph sau này.

Giai đoạn 1894-1930: sự khởi đầu của Universal

Universal-1937-Logo

Logo Universal Geneve có vào khoảng năm 1937, được thiết kế bởi con trai Ulysse Perret là Raoul
Công ty bất đầu làm việc trong thời gian ngắn tại Le Locle, sau đó người đồng sáng lập là Ulysse Perret di chuyển Universal sang Geneva (hay cách gọi khác nữa là Geneve) vào năm 1919, củng cố vị thế của một thương hiệu Geneve. Trong thời gian công ty đóng tại Le Locle một vùng thuộc bang Neuchatel Tây bắc Thụy Sĩ, Perret đã gây dựng công ty Universal Watch năm 1894 với bạn cùng lớp là Numa-Emile Descombes, thời kỳ đó cả hai đang là sinh viên . Mặc dù Universal bắt đầu chỉ là một nhà sản xuất và bán lẻ các vỏ đồng hồ, núm chỉnh giờ, mặt số và các bộ máy cho các công ty đồng hồ khác. Công ty dưới sự điều hành của Perret và Descombes đã được cấp bằng sáng chế là hãng đầu tiên sản xuất ra chiếc đồng hồ chỉ thị 24 giờ.

Sau khi Descombes qua đời vào năm 1897 ở tuổi 34, Perret đã tuyển dụng Louis Edouard Berthoud làm người đồng chế tác các chức năng complication (các chức năng thêm vào cho đồng hồ ngoài chức năng chỉ giờ, phút, giây). Cả hai đã hoạt động dưới tên thương hiệu Perret & Berthoud trước khi chuyển sang Universal. Dưới cả hai thương hiệu, các ông đã tạo ra nhiều đồng hồ bỏ túi và đồng hồ cầm tay (trench watch) cho cả hai bên trong thế chiến thứ nhất. Vào năm 1925, bộ đôi này đã tạo ra chiếc đồng hồ tự động đầu tiên cho Universal gọi là Auto Rem, một chiếc đồng hồ đeo tay nam thiết kế vuông và bộ máy gồm 15 chân kính.

universal-auto-rem-1925               universal-auto-rem-back-1925

Sau khi Perret qua đời vào năm 1933, con trai ông đã tiếp quản và Universal vẫn là một doanh nghiệp gia đình trong 30 năm sau nữa.

Giai đoạn 1930 – 1950: kỷ nguyên của dòng đồng hồ Chronograph và Couturier

Sau khi loại đồng hồ bỏ túi bắt đầu mất đi tính hữu ích thì chiếc đồng hồ đeo tay trở lên thuận tiện hơn trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, Universal đã chiếm được cơ hội này bằng cách tạo ra dòng Compur vào năm 1933 và Aero Compax  (Aviator’s Compact Chronograph) vào năm 1936, ngay trước khi bắt đầu chiến tranh thế giới thứ II. Ngoài tính năng tự động lên cót hoạt động mượt mà, Compax còn được trang bị chức năng bấm giờ chronograph được tích hợp sẵn làm cho nó trở thành một thiết bị phù hợp cho người lính trong các bài tập huấn luyện và các hoạt động chiến đấu đầy đủ. Dòng Compax đã được sản xuất với nhiều biến thể bao gồm cả moon phase, Medico, Tri-, Uni-, và Master Vortex.

universal-compus
Universal Compus 1933
universal-Aero-Compax-1936
Universal Aero Compax 1936

Cũng trong thời gian đó, hãng Universal đã cộng tác với thương hiệu thời trang cao cấp của Paris là Hermes và thiết kế ra mẫu Chronographs Pour Hermes (For Hermes), với đặc điểm nút bấm hình vuông, chức năng telemeters và tachometers, bộ máy được sử dụng bộ vành tóc (balance) từ Breguet. Trụ sở tại Paris của Hermes sẽ trở thành trung tâm mua bán lớn cho tất cả đồng hồ thương hiệu Universal tại châu Âu cho đến những năm 1950, trong khi Henri Stern Watch Agency ở Manhattan,  đang là nhà phân phối của Patek Philippe tại Mỹ, cũng sẽ là đại lý chính thức của Universal Geneve ở Bắc Mỹ.

universal-for-Hermes-1935
Made for Hermes circa 1935

Sự phổ biến của đồng hồ Universal với dòng chronograph đã thu hút sự chú ý của các quan chức cao cấp của chính phủ khắp châu Âu, bao gồm cả hoàng gia Hà Lan, họ đã trao cho thương hiệu Thụy Sĩ này một sắc lệnh hoàng gia vào năm 1939 để hãng này chế tạo một chiếc đồng hồ dành riêng cho quân đội nước này, với chữ viết tắt của Nữ hoàng Wilhelmina trên mặt số đồng hồ. Quân đội Hà Lan đã sử dụng đồng hồ này cho đến khi Đức quốc xã tấn công Rotterdam vào tháng 5 năm đó và chiếm đóng Hà Lan cho đến năm 1944.

Dành cho phái nữ trong thời đó, Universal đã phân phối dòng đồng hồ đeo tay “Couture Diamond” thiết kế theo trường phái Art Deco, có tính thẩm mỹ cao, có mặt số làm từ ngọc trai, vành đính kim cương, còn phần vỏ được sản xuất bằng kim loại vàng, thép không gỉ hoặc platinum. Chiếc đồng hồ nữ này được Universal Geneve đặt cho cái tên “watch couturier” với ý nghĩa nó vừa là chiếc đồng hồ vừa là món trang sức cao cấp ,  nó được bán ở các cửa hiệu giàu có trên toàn thế giới và được sử dụng phổ biến nhất bởi các nữ diễn viên, những người có địa vị xã hội và vợ của các nhà lãnh đạo thế giới.

universal-Couture-Diamond
Đồng hồ Universal Couture Diamond

Công ty Martel Watch ở Les Ponts-de-Martel (công ty chuyên sản xuất các bộ máy-movement này có vị trí gần Zenith và Universal, có sự hợp tác lâu dài trong chế tạo các bộ máy với cả hai công ty này) đã cung cấp các bộ máy cho nhiều chiếc đồng hồ chronograph của Universal Geneve từ những năm 1918, như các bộ máy Universal Cal 285, 287, 288… Tuy nhiên, các cấu tạo bộ máy này đã được đặt lại tên là cal 146, 146D và 146H sau khi Zenith đã mua lại Martel và có tất cả các bằng sáng chế của nó, vào năm 1960.

Giai đoạn 1950 – 1969: Với bộ tự động siêu nhỏ

Có thể cho rằng chiếc đồng hồ Universal nổi tiếng nhất của thời hậu chiến là chiếc Polerouter. Được thiết kế bởi nhà thiết kế tài ba Gerald Genta, ban đầu nó được sản xuất với tên là Polarouter vào năm 1954 và đi kèm với bộ máy Cal 138SS (hay còn gọi là tự động lục cục với quả văng lắc từ bên này sang bên kia chứ không quay tròn 360 độ được). Năm sau, nó được thay thế bằng bộ máy tiên tiến hơn là Cal 215 với bộ tự động có quả văng siêu nhỏ ( microtor hay còn gọi là bộ tự động cúc áo), đồng thời dòng sản phẩm này cũng được đổi tên từ Polarouter thành Polerouter vào năm 1958, nó được sản xuất liên tục đến cuối năm 1969.

Universal-Geneve-POLEROUTER-dateUniversal-Polerouter-Gold

universal-polerouter-cal-138-vs-cal-215

Trong mười lăm năm sản xuất đầu tiên, dòng đồng hồ Polerouter đã được sản xuất với nhiều biến thể khác nhau như Polerouter de luxe, Polerouter Jet, Polerouter Super, Polerouter Genève, Polerouter Compact, Polerouter “NS”, Polerouter III và đồng hồ Polerouter Sub diver. Độ bền tốt của đồng hồ Polerouter ngay cả khi hoạt động dưới điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt và sự thay đổi ở các độ cao khác nhau đã làm cho chiếc đồng hồ này trở thành một chiếc đồng hồ ưa thích đối với các phi công của hãng hàng không Scandinavian Airlines trong các chuyến bay phải bay xuyên qua Bắc cực. Tiếng tăm của dòng đồng hồ Polerouter Date lúc đó đã được so sánh tương tự với danh tiếng của Rolex Oyster Date và Omega Seamaster Date.

Xem thêm : Chi tiết hơn về đồng hồ Universal Geneve Polerouter

Đặc biệt vào năm 1965 Universal đã cho ra đời dòng Golden Shadow và White Shadow và là một trong những bộ máy cơ automatic mỏng nhất thời điểm đó với độ dày ấn tượng chỉ 2,5mm. Dòng đồng hồ Shadows này cũng được thiết kế bởi Gerald Genta và Golden Shadow thì có vỏ được làm từ vàng vàng hoặc vàng trắng 18K còn White Shadow có vỏ bằng thép không ghỉ. Cả hai phiên bản này đều sử dụng bộ máy Caliber 2-66 với quả văng siêu nhỏ(micro rotor) cho đến những năm 1969.

universal-golden-shadow-1universal-golden-shadow-3

universal-golden-shadow-4 universal-golden-shadow-6

Universal-Cal 2-66

Giai đoạn 1970-1989 : Sự suy giảm của đồng hồ cơ khí

Những năm 1970 trở đi ngành đồng hồ bước vào thời kỳ được gọi là “cuộc khủng hoảng thạch anh”, đó là sự lên ngôi của loại đồng hồ điện tử, còn lượng tiêu thụ đồng hồ cơ khí sụt giảm nghiêm trọng. Universal là một trong số ít thương hiệu đồng hồ của Thụy Sĩ đã kịp thời sản xuất ra bộ máy quartz để thích nghi với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng lúc đó. Trong khi công ty vẫn tiếp tục sử dụng bạc, vàng, bạch kim và kim cương để sản xuất mặt số, vỏ, dây và khóa dây đồng hồ thì việc chuyển sang dùng bộ máy quartz là một sự thay thế hiệu quả về chi phí cho các bộ máy cơ khí, bởi các bộ máy cơ khí sẽ tốn nhiều tiền và thời gian hơn để sản xuất ra chúng, lại đang không thể cạnh tranh được với sự phát triển sản xuất hàng loạt của các bộ máy điện tử. Cụ thể, dòng đồng hồ Golden và White Shadows, trước đây sử dụng các bộ máy microtors siêu mỏng, sẽ được thay thế bằng các bộ máy điện tử có tên là unisonics và accutrons.

Universal-Geneve-Golden-Shadow-18k-quartz-3

 

Universal-Geneve-Golden-Shadow-18k-quartz-2
Universal Geneve Golden Shadow với vỏ bằng vàng đúc và kim cương được lắp máy quartz

Kể từ khi cuộc khủng hoảng thạch anh diễn ra, Universal bắt đầu tập trung nhiều nhất vào thị trường đồng hồ châu Á vì một phần đáng kể doanh thu của công ty đã tập trung tại Hồng Kông. Mặc dù Forbes vẫn xếp hạng Universal (về giá) ngang hàng với Corum, IWC và Rolex, và đắt hơn Omega, Longines và Baume Mercier, nhưng với những sai lầm trong chiến lược marketting ra quốc tế và việc chuyển sang sử dụng bộ máy quartz đã khiến doanh thu giảm sút nghiêm trọng, gây thua lỗ cho các cổ đông, đồng thời sự phổ biến của thương hiệu cũng giảm đi.

Giai đoạn 1990 đến nay : sự trở lại

Sau giai đoạn khó khăn trong những năm 1980 và 1990, Universal Geneve đã cho ra mắt một loạt đồng hồ với một bộ máy mới sử dụng micro-rotor (có bộ tự động cúc áo với quả văng siêu nhỏ), hãng quay lại với thiết kế đã thành công trước đây. Mặc dù vẫn có trụ sở tại Geneva, Universal Geneve đã được mua lại vào năm 1989 bởi công ty đầu tư Stelux Holdings International, Ltd., cũng là công ty sở hữu Cyma – một nhà sản xuất đồng hồ cao cấp khác của Thụy Sĩ.

Tính đến năm 2011, Universal là một thành viên tích cực của Liên đoàn Công nghiệp Đồng hồ Thụy Sĩ, duy trì ba văn phòng tại Thụy Sĩ.

Bổ xung thêm :

Những người sử dụng Universal đáng chú ý:

Nhiều người nổi tiếng, các nhà văn, nhà quản lý kinh doanh và nhà ngoại giao từ khắp nơi trên thế giới đã ưa thích sở dụng cả dòng đồng hồ đời mới và vintage của Universal Geneve.

Giá bán và giá trị sưu tầm của đồng hồ Universal Geneve

Theo tờ BusinessWeek đã nêu giá trị thị trường của hầu hết các loại đồng hồ Universal Geneve từ những năm 1960 với khoảng 2.500- 3.500 USD (số liệu điều chỉnh đến lạm phát năm 2010)

Trong số những chiếc đồng hồ hiếm nhất và đắt nhất của Universal Geneve như :

1.Chiếc Universal Geneve ‘Golden Janus Cabriolet’. Sản xuất giới hạn 10 chiếc trong bộ sưu tập được làm nhân lễ kỉ niệm 100 năm thành lập hãng vào tháng 4 năm 1994. Đó là chiếc đồng hồ rất đẹp thiết kế hình chữ nhật, hai mặt hiển thị, thể hiện được hai múi giờ với thời gian ban ngày và ban đêm. Đã nhận được giá lên tới 50.000 USD (43.700 CHF) trong cuộc bán đấu giá.

universal-geneve-golden-janus-cabriolet-2

universal-geneve-golden-janus-cabriolet-1

 

2. Chiếc Universal Geneve có tên  ‘A. Cairelli Rattrapante’, là một chiếc đồng hồ chronograph dành cho các phi công. Được sản xuất ở Rome, mẫu đồng hồ đeo tay này chỉ sản xuất không thường xuyên giữa năm 1939 đến 1945 và có ý nghĩa ban đầu để dành cho không quân Hoàng gia Ý (Reggia Aeronautica Italiana). Tại các đại lý và nhà bán đấu giá như Sotheby’s và Christie’s, Universal Geneve Cairellis đã được bán với giá khoảng 90.000 đến 130.000 đô la Mỹ.

 

Universal-Geneve-A-Cairelli-Rattrapante
Đồng hồ Universal Geneve Cairelli

Quang Hanh watch biên dịch từ: https://en.wikipedia.org